Phong cách Đông Dương - Indochine là gì?
Nếu bạn là người yêu thích kiến trúc, nghệ thuật hay là một fan bự của văn hóa phương Đông từ những năm 50s của thế kỷ trước thì có lẽ thuật ngữ “Indochine” đã không còn quá xa lạ.
Thuật ngữ Indochine bắt nguồn từ tiếng Pháp, dùng để chỉ những vùng thuộc địa của Pháp thuộc khu vực Đông Nam Á. Sau này, thuật ngữ “Indochine” được dùng để đặt tên cho một phong cách kiến trúc mới được ra đời từ sự pha trộn một cách hoàn hảo giữa sự hiện đại, phóng khoáng của phương Tây và nét dung dị, cổ kính đặc trưng của Á Đông.
Dưới thời đế quốc Pháp, các quy định về quy hoạch và phát triển đô thị ở các vùng thuộc địa sao cho các kỹ thuật xây dựng hiện đại của phương Tây sẽ hài hòa nhất với thẩm mỹ bản địa và khí hậu nhiệt đới ẩm đặc trưng của các vùng thuộc địa này.
Ngay từ khi xuất hiện, phong cách Đông Dương đã được biến đến như một “bản giao hưởng đầy màu sắc giữa 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây” và được phát triển một cách rộng rãi. Theo thời gian, đường lối kiến trúc này dần trở thành biểu tượng cho một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Cũng từ đó, phong cách Indochine trở thành đại diện và đánh dấu cột mốc cho thời kỳ phát triển vàng son của nghệ thuật và kiến trúc Đông Dương.
Ở phong cách kiến trúc Indochine, chúng ta có thể nhận thấy sự phối hộp hài hòa giữa các nguyên vật liệu đặc trưng cho kiến trúc của mỗi nền văn hóa khác nhau.
Với sự ảnh hưởng từ phương Tây, các vật liệu như đá và xi măng được sử dụng để làm những phần nền, vách, móng nhà để tạo sự vững chắc và bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra, các họa tiết trang trí thường gặp trong kiến trúc phương Tây như hoa loa kèn, cành olive, hoa tulip, cành nguyện quế, lá sồi… cũng thường được bắt gặp trên gạch ốp, đá khảm và các cột trụ, trần nhà,... Ngoài tính thẩm mỹ và sự cầu kỳ trong thiết kế thì các kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành nên sự vẹn toàn của phong cách nội thất Indochine.
Trong phong cách Đông Dương, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các biểu tượng và họa tiết trang trí bắt nguồn từ Trung Quốc như hoa sen, hoa cúc, đồng tiền xu, bầu rượu, các chữ “Vạn” - “Phúc” - “Thọ”, cũng như các vật liệu như gỗ, gốm sứ, sơn mài, xà cừ, vỏ sò,... được phối hợp một cách hài hòa bên cạnh các họa tiết từ phương Tây. Sự kết hợp này nhằm đem lại tính cân bằng hoàn hảo cho thiết kế không gian với sự cổ kính, an yên thấm đượm văn hóa Trung Hoa đến với sự kỹ thuật hiện đại và sự phóng khoáng của Châu Âu.
Có thể nói, phong cách Indochine, với tư duy phóng khoáng và sự cách tân hiện đại trong thẩm mỹ lẫn công nghệ xây dựng, đã được xem như một người dẫn đường mở lối cho sự phát triển thịnh vượng về sau của kiến trúc Á Đông từ những thế kỷ 20.
Vì sao Indochine được yêu thích?
Thông thường, chúng ta có xu hướng tìm về những gì mang tính “nguyên bản” nhất và ái ngại trước những sự đổi mới mang tính cải cách điển hình như “đứa con lai” Indochine. Thế nhưng, mặc kệ những lời dị nghị ban đầu, phong cách Đông Dương theo năm tháng dần được chú ý đến nhiều hơn và đón nhận vô vàn lời khen từ những giới chuyên gia cũng như nhận được sự yêu thích tuyệt đối đến từ những chủ nhân của những căn biệt phủ mang đậm nét “Indochine” đặc trưng. Sự thành công và đón nhận trên là điều hoàn toàn xứng đáng với lối kiến trúc ấn tượng vì 3 lý do chính:
Sự thành công và đón nhận trên là điều hoàn toàn xứng đáng với lối kiến trúc ấn tượng vì 3 lý do chính:
1. Tinh tế & sang trọng
Đã có người từng ví von phong cách Indochine tựa như “Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông". Vẻ đẹp của thiết kế Indochine có thể được miêu tả qua ba từ “Tinh tế, nồng nàn và đầy sang trọng”. Nét độc đáo ấy đến từ đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn mang đậm ảnh hưởng từ lối kiến trúc Pháp. Các tone màu được ưu ái sử dụng như màu kem hay nâu trầm giúp thể hiện được nét quý phái và sự bền vững. Ngoài ra, các vật dụng nội thất được sắp xếp và trưng bày khéo léo nhằm mang đến vẻ đẹp nên thơ, toát lên cái “thần thái” đặc trưng của kiến trúc Châu Âu cổ điển.
2. Tạo cảm giác thư thái
Sự kết hợp chất liệu phương Tây như đá, xi măng,... và tre, nứa, gỗ - những chất liệu đặc trưng Á Đông mang đến sự gần gũi, giản dị cho tổng thể không gian nội thất. Ngoài ra, không gian mở rộng (open space) gần gũi với thiên nhiên cũng là yếu tố “kéo gần" con người về với thiên nhiên, cây cối để tận hưởng sự yên tĩnh và cảm giác thư giãn trọn vẹn. Cũng nhờ sự phối hợp khéo léo đầy cân nhắc mà tổng thể kiến trúc Indochine đem đến một cảm giác thư thái, bầu không khí bình an và sự mộc mạc nhưng tinh tế và sang trọng cho gần như mọi không gian sinh hoạt.
3. Phù hợp với đa dạng không gian:
Phong cách Indochine có thể ứng dụng phù hợp với nhiều không gian khác nhau như biệt thự, khách sạn, nhà hàng, căn hộ chung cư… Đặc biệt hơn, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các căn hộ hiện đại mang đậm phong cách Đông Dương bởi sự mộc mạc trong vật liệu và cách bày trí giúp cho căn hộ trỏ nên thoáng đãng hơn. Ngoài ra, khi chất liệu gỗ, tre, nứa được bày trí cùng với các loại cây phù hợp sẽ giúp không gian căn hộ có nhiều mảng xanh cũng như tạo cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên bình yên thay cho cảm giác bản thân đang sống giữa lòng thành phố náo nhiệt. Tất cả yếu tồ trên giúp phong cách Indochine không bị bó hẹp trong một không gian cụ thể nào mà dần tạo nên một xu hướng thiết kế phổ biến cho gần như mọi không gian sinh hoạt.
Phối hợp màn rèm cùng phong cách Indochine
1. Màn gỗ
Phong cách Indochine với đặc trưng là những nét hơi hướng hoài cổ, chính vì vậy màn gỗ với vẻ ngoài mộc mạc sẽ là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn cho các không gian kiến trúc Indochine.
Màn gỗ của STAR được làm từ 100% gỗ tự nhiên được xử lý nhằm chống cong vênh và hạn chế mối một sẽ là một người bạn đồng hành không thể thiếu cho một không gian Indochine hiện đại. STAR mong muốn cung cấp cho khách hàng những kiểu dáng và mẫu mã phù hợp nhất dành riêng cho không gian sinh hoạt của bạn. Với hàng chục lựa chọn màu sắc, vân gỗ, loại gỗ khác nhau, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được màu sắc “hợp rơ” nhất để đi cùng với các màu của gỗ ốp sàn, gỗ dùng cho tủ cũng như các vật dụng khác nhằm tạo ra một tổng thể hài hòa nhất có thể.
Dù mang trên mình sự mộc mạc và nét an tĩnh đến từ chất liệu gỗ, màn gỗ STAR còn giúp đem lại nét hiện đại cần có cho không gian sống với những đường nét gãy gọn và thiết kế vuông vức trên những lá gỗ nói riêng và tổng thể bộ màn nói chung. Chính vì vậy, màn gỗ STAR được tin chắc sẽ trở thành người bạn đồng hành lý tưởng nhất cho mọi không gian kiến trúc Indochine hiện đại.
2. Màn cầu vồng
Nếu như gia chủ mong muốn một sự đổi mới hay một làn gió mới cho không gian kiến trúc Đông Dương thì màn cầu vồng STAR có thể được xem là một ứng cử viên sáng giá hơn tất thảy. Mặc dù màn cầu vồng là loại màn có thiết kế tương đối hiện đại và mới lạ, chúng ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được sự hài hòa giữa sự mềm mại và đường nét cứng cáp ở chúng - điều mà phần nào tương đồng với sự giao thoa giữa nét mộc mạc và sự hiện đại đã thấy ở phong cách Indochine.
Khi những bộ màn cầu vồng được điều chỉnh để ánh nắng xuyên qua sẽ tạo nên những khối ánh sáng xuyên thấu chiếu rọi vào căn phòng một cách nhẹ nhàng và vô cùng “thơ”. Đặc biệt hơn, khi chọn được màu sắc phù hợp, phần ánh sáng lọt vào ấy sẽ đổ màu theo màu của lớp vải cầu vồng chiếu vào không gian sống giúp cho căn phòng trở nên có sức sống và trọn vẹn về thẩm mỹ hơn. Có thể khẳng định rằng, màn cầu vồng STAR giúp cho không gian kiến trúc Indochine có được sự pha trộn giữa nét hoài cổ và nét hiện đại một cách vô cùng tinh tế và thú vị mà bạn chưa từng nghĩ đến trước đây.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Phong cách nội thất Đông Dương - Indochine cũng như những nét đặc trưng trong thiết kế cùng như làm thế nào chúng ta có thể tối ưu hóa phong cách này với màn sáo STAR. Đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay tới các cửa hàng màn rèm trên toàn quốc để được xem và tư vấn đầy đủ nhất về các giải pháp màn rèm tối ưu cũng như các mẫu mã màn rèm mới nhất từ Màn Sáo Star nhé!
Màn Sáo Star | Star-blinds
www.star-blinds.com
www.mancuon.vn
www.mancauvong.vn
www.mansaogo.vn
Kết nối